Thời gian qua,ốinguytừhộinhómquáigởtrênmạngxãhộiRủđicướpngânhàhàng xóm của tôi là totoro Bộ Công an, Công an TP.HCM và một số cơ quan chức năng đưa ra những cảnh báo về trào lưu lập nhóm kín trên mạng xã hội để rủ nhau thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Đơn cử như: "Hội những người vỡ nợ muốn làm liều", "Hội những người vỡ nợ thích làm liều", "Hội những người muốn tự tử", "Cộng đồng những người bị trầm cảm, rối loạn lo âu"... Một số nghi phạm chỉ quen qua các nhóm kín trên mạng, rồi rủ nhau đi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cũng bị công an bắt giữ.
Nợ nần, túng thiếu... tham gia các hội nhóm "quái gở"
Theo Bộ Công an, các hội nhóm kín trên mạng thường xuyên đăng tải nội dung kích động, bạo lực, lôi kéo tham gia vào các tệ nạn xã hội hoặc những hoạt động chống phá.
Cục Cảnh sát hình sự (C02) - Bộ Công an thông tin, đa số những người tham gia các hội nhóm kín có tính chất tiêu cực trên mạng xã hội có cùng chung tâm lý hành vi, bộc lộ những sở thích khác thường, hoặc là những người đang bị bế tắc trong cuộc sống, chán nản, sẵn sàng thực hiện những hành vi liều lĩnh có thể gây ra những hệ lụy khôn lường. Ngoài ra, do nhóm kín nên nhiều thành viên không ngần ngại kể về các hành vi sai trái của mình, hay kêu gọi và khuyến khích người khác là thành viên của hội nhóm cùng tham gia.
C02 cho biết, các hội nhóm tiêu cực trên mạng xã hội đã và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho cộng đồng, gây ra những hệ lụy không nhỏ đối với xã hội, gây mất an toàn trật tự xã hội.
Không chỉ dừng lại việc đăng tải, bình luận tiêu cực trên các hội nhóm, mà các đối tượng đã có hành vi vi phạm pháp luật thật.
Công an TP.HCM cho biết, phần lớn người tham gia hội nhóm mang tính chất tiêu cực không có công ăn việc làm, rơi vào nợ nần, túng quẫn. Thậm chí gần đây xuất hiện những vụ cướp tài sản từ hội viên của nhóm hội vỡ nợ muốn làm liều trên mạng xã hội. Ngay sau khi gây án, chúng xóa sạch các dấu vết, chia tiền xong thì bỏ trốn.
Điển hình là vụ cướp ngân hàng tại một phòng giao dịch của một ngân hàng ở H.Hóc Môn, công an bắt giữ 3 nghi phạm gồm: Nguyễn Ngọc Mỹ (30 tuổi, ngụ Bình Dương), Lâm Phúc Lợi (23 tuổi, Vĩnh Long) và Nguyễn Thị Bích Tuyền (22 tuổi, Bến Tre) về hành vi cướp tài sản.
Trung tá Nguyễn Thành Hưng, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP.HCM) cho biết, sau khi bị bắt giữ, nhóm này khai nhận do không có việc làm, nợ nần nên tham gia nhóm kín Facebook "Hội những người vỡ nợ muốn làm liều". Sau đó, nhắn tin rủ nhau đi cướp ngân hàng.
Đến khi bị bắt còn không biết tên nhau
Theo trung tá Nguyễn Thành Hưng, nhóm này có nhiều thành viên từ khắp các tỉnh thành cả nước, không biết lai lịch nhau, dùng tên giả để bảo mật thông tin.
"Đến khi bị bắt, nhóm này còn không biết tên thật của nhau, dùng tên giả để đối phương không biết gì về mình. Theo kế hoạch ban đầu, Mỹ cùng đồng bọn mua công cụ hỗ trợ trên mạng, súng nhựa, cùng nhau nghiên cứu địa hình, định gây án ở một ngân hàng ở Bình Dương, sau đó thấy ngân hàng này nằm trong khu dân cư, bảo vệ nghiêm ngặt nên chuyển hướng sang phòng giao dịch của ngân hàng trên đường Nguyễn Văn Bứa, H.Hóc Môn", trung tá Hưng kể lại.
Các nghi phạm quen nhau qua hội kín rồi rủ nhau đi cướp ngân hàng ở H.Hóc Môn, đã bị bắt
CACC
Theo đó, 10 giờ 30 ngày 24.10, Mỹ và Lợi xông vào ngân hàng khống chế bảo vệ, uy hiếp các nhân viên, cướp 3,8 tỉ đồng. Sau đó, nhóm này chia nhau tiền, Mỹ được 1,5 tỉ đồng, Lợi hưởng 1,3 tỉ đồng, Tuyền 1 tỉ đồng, rồi cả nhóm bỏ trốn.
Sau khi bắt giữ 3 nghi phạm này, công an thu hồi gần 3,5 tỉ đồng, 5.500 đô la Singapore, số tiền còn lại nhóm này mua điện thoại, trả nợ, tiêu xài cá nhân.
Quá trình điều tra, trích xuất các tin nhắn, công an còn phát hiện nhóm này bàn nhau đi nước ngoài trốn sau khi cướp; tiếp đó sẽ trở về gây án bằng cách cướp tiệm vàng, cướp ở các nhà dân, biệt thự... tại TP.HCM và các tỉnh, thành khác.
Theo trung tá Hưng, việc tham gia các hội nhóm trên mạng xã hội gây nhiều hệ lụy với hành vi, phương thức, thủ đoạn táo tợn. Quá trình triệt phá đường dây gây án khó khăn vì chúng lên kế hoạch rất kỹ, tiêu hủy bằng chứng, bỏ điện thoại, sử dụng ứng dụng Telegram để liên lạc, đối tượng chưa có tiền án tiền sự...
Tăng cường kiểm soát, phát hiện vi phạm
Đây không phải là vụ án duy nhất, trước đó, ngày 28.3, TAND Hà Nội xét xử, tuyên phạt Nguyễn Văn Hiếu (32 tuổi) 30 năm tù về các tội cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Nguyễn Thanh Tùng (42 tuổi) bị tuyên phạt 17 năm tù về tội cướp tài sản.
Theo đó, khoảng giữa tháng 2.2022, thông qua ''Hội những người vỡ nợ muốn làm liều'' trên Facebook, Hiếu và Tùng bàn bạc nhau đi cướp ngân hàng.
Ngày 7.3.2022, Hiếu và Tùng chở nhau đến phòng giao dịch của một ngân hàng ở Hà Nội, dùng dao và súng khống chế nhân viên để cướp 537 triệu đồng, tẩu thoát.
Sau khi bắt giữ các nghi phạm, công an phát hiện tối 27.2.2022, hai nghi phạm này còn gây ra một vụ cướp ở tiệm tạp hóa tại khu tập thể Thanh Xuân Bắc, TP.Hà Nội.
Lãnh đạo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) nhấn mạnh, việc lập các hội nhóm trên mạng cần phải tuân thủ quy định của pháp luật, góp phần xây dựng và bảo đảm môi trường mạng lành mạnh, an toàn, giữ gìn an ninh trật tự, không được lợi dụng không gian mạng vi phạm pháp luật.
"Ngoài ra, các lực lượng phối hợp tăng cường kiểm soát trên không gian mạng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các tài khoản vi phạm, các thông tin xấu độc và có biện pháp nhằm xử lý nghiêm hành vi lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật", vị này nói thêm.
Trong tháng 10.2023, Bộ TT-TT đã yêu cầu Facebook chặn, gỡ bỏ hơn 404 bài viết, 1 nhóm và 7 tài khoản vi phạm; Google gỡ 480 video vi phạm trên YouTube; TikTok chặn, gỡ bỏ 53 nội dung vi phạm, trong đó, xóa 44 tài khoản có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm lãnh tụ.
(Còn tiếp)